A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GIỚI THIỆU SÁCH THEO CHỦ ĐỀ THÁNG 02/2018

Hôm nay ngày 26 tháng 02 năm 2018 Trường tiểu học Sơn Long tiếp tục giới thiệu sách mới theo chủ điểm tháng 02. Tham gia buổi giới thiệu sách gồm có toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường. Sau đây bài diễn văn cũng như một số hình ảnh hoạt...

        Hôm nay ngày 26 tháng 02 năm 2018

        Trường tiểu học Sơn Long tiếp tục giới thiệu sách mới theo chủ điểm tháng 02.

        Tham gia buổi giới thiệu sách gồm có toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.

        Sau đây bài diễn văn cũng như một số hình ảnh hoạt động của buổi lễ.

          Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

        Hoà chung với không khí đón chào năm mới Mậu Tuất 2018, chúng ta vừa được trải nghiệm kì nghỉ Tết ấm áp và ý nghĩa bên gia đình thân thương. Hôm nay các em trở lại với công việc học tập của mình với bao hi vọng cho một năm mới gặt hái được nhiều thành công. Xin được kính chúc các thầy cô và các em một năm mới dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, công tác tốt, học tập tốt.

        Trong chương trình giới thiệu sách hôm nay, xin gửi đến quý thầy cô cùng các em cuốn tiểu thuyết “Bông sen vàng” của tác giả Sơn Tùng do Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin ấn hành năm 2010.

        Tiếp theo cuốn “Búp sen xanh” do Nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành năm 1982 tại thủ đô Hà Nội, “Bông sen vàng” là tác phẩm thứ hai của Sơn Tùng viết về thời niên thiếu của vị anh hùng dân tộc trong thời đại cách mạng, đọc cả hai tác phẩm đều nhằm tái hiện tuổi thơ của Bác muôn vàn kính yêu.

        Bông sen vàng ra đời tiếp theo Búp sen xanh càng khiến ta liên tưởng tới lời ký thác kia và tự hỏi: Trong cả cuộc đời lớn lao của Bác trải khắp năm châu bốn biển qua ngót một thế kỷ còn bao điều ẩn khuất, phải chăng thời niên thiếu của Người cũng là một giai đoạn quan trọng mà văn học đang cần sớm phát hiện? Với hai tác phẩm nối tiếp đó của một nhà văn hậu thế hiện trú trong ngõ Văn Chương của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, có lẽ bạn đọc càng ngẫm nghĩ nhiều hơn về lời nhắn nhủ xưa kia của nhà văn tiền bối Trần Dân Tiên từ rừng sâu Việt Bắc. Con đường hình thành nhân cách của Bác Hồ từ tuổi nhi đồng đến tuổi thành niên trên các dải Lam Hồng và Hương Ngự, rõ ràng đang đề xuất với chúng ta nhiều suy tư về một phương thức giáo dục những con người đất nước ngày nay.

        Thời niên thiếu của Bác vốn là cả một chương lịch sử đã khởi thủy hình thành những giá trị nhân cách từng phát triển hết sức nhất quan xuyên suốt được cuộc đời rạng rỡ của Hồ Chủ tịch. Vậy phải chăng chính những giá trị nhân cách đã khởi thủy hình thành từ tuổi thơ ấy của Bác, lại nêu lên một tấm gương cỗ vũ trực tiếp nhất đối với tất cả thế hệ thiếu nhi ngày nay của đất nước? Soi vào cái cốt cách của con người" Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư" của vị lãnh tụ lão thành trong sự nghiệp cách mạng, nhiều tuổi thơ giờ đây có thể còn tưởng rằng đó là những phẩm cách quá cao cả và rất khó noi theo! Thế nhưng, tính chuyên cần và tiết kiệm, biết liêm sỉ và chính trực, trọng công bằng và vị tha, tức những gì từng được giáo dục ngay trong nếp sống gia đình của cậu bé Nguyễn Sinh Côn hoặc của thư sinh Nguyễn tất Thành, chắc chắn không thể nào lại bị các thiếu niên nước ta coi là quá đổi xa vời và rất kho noi gương.

        Bông sen vàng quả đã khẳng định sâu sắc thêm một qui luật từng hé mở trong Búp sen xanh: Nhân cách hình thành từ tuổi thơ của học sinh Nguyễn Sinh Côn lại chính là "cái gốc", cái khối thủy, "Cái nề", các nhân bản trong cốt cách thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cốt cách rạng rỡ của các bậc lão thành ắt chỉ có thể bắt nguồn từ cách mạng đã được bắt đầu vun trồng ở tuổi thiếu nhi. Từ điều dạy bảo xa xưa của cụ Nguyễn Sinh sắc, - "giáo tử anh hài" - ta càng hiểu thêm lời dặn của Bác hôm nay: "Phải uốn cây từ lúc cây non...". Tiếp theo Búp sen xanh, phép "trồng cây" và "trồng người" ấy quả được đặc tả trong Bông sen vàng qua thời đèn sách của Bác tại Kinh đô Huế.

        Bông sen vàng ra đời nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/1990), là cuốn tiểu thuyết ra đời tiếp theo BÚP SEN XANH- Tác giả phác hoạ đại thể cả quá trình thành nhân của Nguyễn Tất Thành. Tức là cả giai đoạn Lập Thân ấy của nhà yêu nước trẻ tuổi, từ Nghệ An vào Huế và Phan Thiết, cho đến khi rời cảng Sài Gòn ra đi với quyết tâm lập nghiệp. Qua tác phẩm BÔNG SEN VÀNG, Sơn Tùng lại tập trung đặc tả sự hình thành nhân cách của Bác Hồ thời trẻ, trong nhưng năm đèn sách tại gia ở kinh đô Huế(bên sông Hương, núi Ngự)với hai quãng đời quan trọng nhất của Bác Hồ thời niên thiếu. Qua thời niên thiếu từ Nguyễn Sinh Côn đến Nguyễn Tất Thành được tái hiện sống động trong BÔNG SEN VÀNG với bức tranh hiện thực của kinh đô Huế xa xưa, ta càng thấy rõ từ đâu gia đình Nguyễn Sinh Sắc đã khởi thuỷ tạo nên nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong những năm đèn sách tại gia ấy. Và hơn thế nữa Tác phẩm còn có những nhân chứng của thế kỷ không khi nào vắng bóng trong BÔNG SEN VÀNG: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Lê thị Hạnh, Công Tôn nữ Minh Huệ, những con người lịch sử vẫn sống động với Nguyễn Tất Thành và cố đô Huế.

Hy vọng rằng sau chuyên mục giới thiệu sách tuần này các em sẽ tích cực tìm đọc những cuốn sách bổ ích ở Thư viện nhà trường.

        Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!, thời gian dành cho buổi giới thiệu sách hôm nay xin được dừng lại ở đây. Xin chào và hẹn gặp lại các em trong buổi giới thiệu sách lần sau.

 Sau đây là một số hình ảnh hoạt động:

28822390_942766785890294_412161096_o_500

 

28877152_942766795890293_219257421_o_500

 

28822397_942766799223626_2141129528_o_500

 

28938581_942766805890292_1290515125_o_500

 

28928551_942766809223625_777137078_o_500

 

28877235_942766832556956_1692889567_o_500

 

28383455_935502869950019_1484935719_n

 

                                                                                       NGƯỜI VIẾT BÀI

                                                                                                                   Nguyễn Thị Mai Lan


Tác giả: Nguyễn Mai Lan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Tháng 04 : 128
Tháng trước : 387